Categories
AmThuc

BÁNH CỦ CẢI

Củ cải trắng là một giống cây cải củ có màu trắng. Loại củ này rất có lợi cho sức khỏe , được sử dụng rất nhiều trong ẩm thực như hầm với thịt, làm xá bấu hoặc kho chung với đậu hủ,…đều rất ngon.Không chỉ được dùng để chế biến thức ăn, củ cải trắng còn được sử dụng làm bánh mà ai mới được thưởng thức qua lần đầu đều không khỏi bất ngờ về nguyên liệu lẫn vị độc lạ và sáng tạo từ bàn tay của con người.

Bánh củ cải là loại bánh của người Triều Châu thường được làm vào những ngày lễ trọng đại. Thoạt nhìn, bánh củ cải trông giống như bánh đúc mặn của người Việt, nhưng khi thưởng thức, ta sẽ cảm nhận được “hương vị đặc trưng” không lẫn vào các loại bánh khác.
Làm món bánh củ cải phải dụng công một chút không dễ dãi được. Nguyên liệu làm bánh cũng “rườm rà” như cách làm vậy. Để làm được món bánh củ cải phải cần đến bột gạo, bột mì tinh,tôm khô loại con nhỏ,thịt nạc dăm,hành tím, ngò rí, cùng các gia vị và nguyên liệu chính không thể thiếu đó là củ cải trắng.

Các nguyên liệu được người thợ khéo léo nhào trộn với các tỉ lệ thích hợp và nêm nếm gia vị vừa ăn.
Công đoạn làm bánh cũng phức tạp nào là xào rồi hấp cách thủy, các giai đoạn làm bánh phải theo thứ tự trước sau và trong khoảng thời gian nhất định. Nếu người thợ thiếu kiên nhẫn là không làm ra được chiếc bánh củ cải thơm ngon được.


Bánh củ cải khi chính sẽ có lớp vỏ giòn giòn, nhân đậm đà, mềm mại. Món này ăn kèm với nước tương xí muội hay nước tương cay chua ngọt. Tùy theo mỗi nhà và mỗi địa phương mà có thể ăn kèm bánh với nước mắm chua ngọt, đồ chua nếu khách nào thích vị béo béo thì có thể cho thêm một ít nước cốt dừa đã được nấu chính nhé!

Bánh củ cải đúng vị khi bỏ vào miệng sẽ có mùi hăng hăng của củ cải trắng, cắn một miếng bánh bạn sẽ thấy cảm nhận được vị mềm dẻo của bột nếp, sừng sực của củ cải vị mằn mặn vừa ăn của tôm khô và hơi ngọt chua từ nước chấm, vị nước cốt dừa ngọt vừa béo ngậy tất cả hòa quyện vào nhau tạo nên một hương vị pha trộn của nhiều loại bánh nhưng lại rất riêng mà không loại bánh nào có được.


Nếu đã quen thuộc với các loại bánh truyền thống bạn hãy thử đổi mới khẩu vị bằng món bánh củ cải này nhé!

Categories
AmThuc

NHỮNG SAI LẦM KHI CHO BÉ ĂN DẶM

Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng, hiện nay cứ 4 trẻ dưới 5 tuổi thì có 1 trẻ bị suy dinh dưỡng, thấp còi. Và một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng trên chính là việc cho bé ăn dặm không đúng cách.
Các bậc phụ huynh hay cho trẻ ăn dặm trước sáu tháng đầu đời. Đây là một sai lầm phổ biến vì nhiều phụ huynh cho rằng cho trẻ ăn dặm sớm sẽ giúp trẻ khỏe mạnh, mau lớn và cứng cáp hơn. Tuy nhiên, do hệ tiêu hóa của trẻ trong 6 tháng đầu đời còn non yếu, nên theo Tổ chức Y tế Thế giới, mẹ nên cho trẻ bú hoàn toàn trong sáu tháng đầu, từ 6 tháng tuổi, hãy bắt đầu cho bé tập ăn dặm với nguyên tắc từ ít tới nhiều, từ loãng tới đặc, từ một loại thực phẩm đến nhiều loại thực phẩm và cố gắng tập cho bé ăn cả xác từ mịn đến thô dần để bé thích nghi.

Người lớn hay có thói quen ép trẻ ăn khi trẻ chán ăn hoặc đã no nhưng họ không hề biết việc này là một thói quen gây ảnh hưởng đến trẻ.Trong quá trình ăn dặm đòi hỏi tâm lý bé phải thật thoải mái và vui vẻ. Nếu bắt trẻ ăn nhiều và cố ép trẻ ăn hết sẽ chỉ làm cho bé “sợ ăn” dẫn đến biếng ăn tâm lý về sau sẽ rất khó trị.
Bên cạnh đó, việc cho bé ăn kéo dài 1-2 tiếng vừa làm vữa chén bột/ cháo gây khó ăn vừa dẫn tới thời gian ăn bữa sau quá gần làm bé chưa cảm thấy đói. Vì vậy, tốt nhất là mỗi bữa ăn chỉ nên kéo dài nhiều nhất là 30 phút, và mẹ hãy không ngừng sáng tạo để giúp mỗi bữa ăn của trẻ sẽ là một sự trải nghiệm và khám phá thú vị.

Việc kiên nhẫn tập cho con ăn dặm là điều rất quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến thói quen ăn uống sau này của trẻ. Nếu không kiên trì tập, chỉ cho bé ăn cháo xay nhuyễn hoặc những món ăn quen thuộc, lâu dần bé sẽ bị thiếu chất, chán ăn, kén ăn, không biết nhai, không cảm nhận được mùi vị thức ăn và suy dinh dưỡng.
Bên cạnh đó, thực đơn ăn dặm dồi dào dinh dưỡng sẽ hỗ trợ cho hệ tiêu hóa bé phát triển khoẻ mạnh. Mỗi chén bột/ cháo phải đảm bảo cân đối đủ 4 nhóm thực phẩm là chất bột, chất đạm, chất béo và rau trái. Mẹ cần tránh các sai lầm sau đây:
• Cho bé ăn quá nhiều thịt, cá, trứng… vì nghĩ rằng như vậy mới đủ chất nhưng lượng đạm quá nhiều không những làm bé rối loạn tiêu hóa mà còn dẫn đến chứng biếng ăn và chậm cao ở trẻ.
• Cho con ăn quá ít rau, thay vì cho ăn phong phú các loại rau thì chỉ chọn rau củ như cà rốt, khoai tây, củ cải, su hào… thiếu những loại rau lá xanh thẫm nhiều dưỡng chất như rau muống, rau ngót, cải bó xôi…
• Chỉ hầm xương hay luộc rau củ để lấy nước, bỏ cái để nấu bột/ cháo cho con mà không biết rằng các chất dinh dưỡng, vitamin, chất khoáng đều nằm chủ yếu trong xác thực phẩm.
Không cho hoặc cho bé ăn rất ít chất béo từ dầu mỡ dẫn đến thiếu cung cấp năng lượng cho trẻ, bé bị thiếu các vitamin tan trong chất béo như vitamin A, D, E, K, chưa kể, các bé dưới 3 tuổi do có tốc độ phát triển não rất nhanh nên rất cần cung cấp đủ từ 40% đến 50% năng lượng từ chất béo.
• Nấu nồi cháo rồi hâm đi hâm lại cho bé ăn cả ngày, làm giảm chất lượng và mùi vị thức ăn.
• Cho ăn quá nhiều, giảm lượng sữa ở bé dưới 1 tuổi mà không biết rằng ở lứa tuổi này sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính và ăn dặm chỉ là bữa phụ. Điều này sẽ làm cho bé dễ bị nôn trớ, rối loại tiêu hóa (tiêu phân sống, tiêu chảy), chán ăn, kém hấp thu, thiếu Canxi và chậm tăng chiều cao.


Ăn dặm là giai đoạn quan trọng của trẻ nhỏ, không chỉ cung cấp dưỡng chất cần thiết cho sự tăng trưởng mà còn giúp trẻ làm quen dần với mùi vị thức ăn, quyết định đến khẩu vị của bé sau này vì vậy các phụ huynh hãy tham khảo và chuẩn bị kĩ kiến thức khi bắt đầu cho các bé ăn dặm để con có thể phát triển khỏe mạnh nhé!