Categories
AmThuc

BÚN NƯỚC LÈO SÓC TRĂNG PHI LONG

Bún nước lèo là món ăn phổ biến ở một số tỉnh miền Tây Nam Bộ như Cần Thơ, Kiêng Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng,…Bún nước lèo mang đến cho thực khách hương vị đặc trưng riêng. Món ngon là sự kết hợp hoàn hảo của bún, thịt heo quay, mắm bồ hóc cùng nước dùng có vị ngọt tự nhiên của tôm, cá tạo nên món bún vô cùng độc đáo. Nói đến bún nước lèo, người ta sẽ nghĩ ngay đến tỉnh Sóc Trăng – nơi đầu tiên chế biến ra món bún ngon và lạ miệng này.

Tại Cần Thơ, muốn thưởng thức bún nước lèo mang đúng vị Sóc Trăng phải kể đến quán Bún Nước Lèo Sóc Trăng Phi Long. Quán nằm tại số 12 đường Đề Thám, phường An Cư, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Nếu đi từ Đại Lộ Hòa Bình vào đường Đề Thám nhìn phía tay phải là thấy, trước quán có trưng bày tủ đồ ăn rất bắt mắt , không gian quán rộng, bàn ghế và muỗng đũa sạch, đó là quán bán theo kiểu gia đình nên cô chủ rất thân thiện và phục vụ rất dễ thương.

Quán có bán cả bún mắm , gỏi cuốn và bún nước lèo nhưng mình lại thấy thích bún nước lèo nơi đây hơn bởi bún nước lèo nơi đây chế biến theo đúng khẩu vị kiểu bún nước lèo Sóc Trăng. Để có được 1 tô bún thơm ngon cần đến sự khéo léo của người chế biến khi nấu nước lèo bởi nước lèo là linh hồn của món ăn. Gia vị không thể thiếu trong tô bún là ngải bún đây là loại gia vị khử mùi tanh của mắm và làm thơm nước lèo mà một số quán bún  nước lèo khác ở Cần Thơ  mình không cảm nhận được. Điều đặc biệt là nước lèo ở đây trong veo, không lợn cợn. Nước lèo ở đây được nấu bằng xương ống, xương sườn lợn, tôm thẻ ninh nhỏ lửa trong nước, hớt bọt để lấy nước dùng trong, ngọt thanh, có thêm củ cải trắng và nước dừa tươi càng tăng vị ngọt tự nhiên và quan trọng là nước lèo được nấu từ mắm bò  hóc  nên mang hương vị đặc trưng.

Tô Bún nước lèo nơi đây ngon đúng điệu không chỉ phần nước lèo mà vì nó được kết hợp với các thành phần ăn kèm. Nhìn tô bún khá hấp dẫn bởi khi mới vừa mang ra mùi bún thơm phức đã xông vào cánh mũi, Cá lóc luộc tách xương, tôm tươi lột vỏ, thịt heo quay cắt thành từng miếng và mực tươi thái được bày biện hấp dẫn. Đi  kèm với tô bún mắm là đĩa rau đa dạng về màu sắc, hương vị như rau muống bào, bắp chuối thái mỏng, giá, hẹ sống, rau húng, quế, chanh, ớt và chén muối ớt thơm đậm.

Nếu ở Cần Thơ mà muốn thưởng thức một tô bún nước lèo đúng vị Sóc Trăng bạn chỉ cần đến đường Đề Thám và  tìm ngay quán Bún Nước Lèo Sóc Trăng Phi Long bạn nhé!

 

Categories
MuaSam

NHÀ SÁCH CŨ VĂN CHUỘN

Sách có vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta và quả thực nó là phần không thể thiếu cho sự phát triển toàn diện của mỗi người. Mặc dù internet ngày càng phát triển, việc cung cấp các thông tin được cập nhật nhanh chóng và đa dạng hơn ,hấp dẫn hơn nhưng vẫn không thể thay thế hoàn toàn cho sách. Trong các trường học sách giáo khoa lại càng không thể thay thế hay truy cập hoàn toàn từ internet. Tuy nhiên, ngoài các quyển sách gối đầu nằm thì các loại sách khác bạn nên mua các loại sách cũ vừa tiết kiệm lại không lãng phí.

Sách cũ là Sách đã qua sử dụng hoặc sách  là một cuốn sách đã được sở hữu trước đó bởi chủ sở hữu không phải là nhà xuất bản hoặc nhà bán lẻ, thường là của một cá nhân hoặc thư viện.

Ngày nay, do nhu cầu sử dụng sách cũ khá nhiều nên các cửa hàng bán sách cũ cũng ngày một mọc lên nhiều hơn. Việc này gây khó khăn cho người tiêu dùng vì không biết giá cả của cửa hàng nào là phù hợp.

Để giải tỏa sự lo ngại của khách hàng “mua sách cũ giá sách mới” thienhadenhat.com gửi đến các bạn địa chỉ cửa hàng sách cũ Văn Chuộn tại 132/26G, Hẻm 132 đường 3/2, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.

Cửa hàng đã hoạt động nhiều năm và nhận được sự ủng hộ của rất nhiều khách hàng bởi giá cả phải chăng- giá cạnh tranh với các cửa hàng sách cũ trong thành phố, đa dạng các loại sách, tạp chí, tiểu thuyết các sách giáo khoa, sách tham khảo ở nhiều cấp bậc khác nhau,…và điều quan trọng là sách tại cửa hàng  vẫn còn rất mới có loại chỉ qua một lần sử dụng, cửa hàng luôn cập nhật và tìm kiếm các loại sách  mà sinh viên cần trong quá trình học tập hay nghiên cứu mà tại các hiệu sách mới hay bất cứ  cửa hàng sách cũ nào cũng không có.

Bên cạnh đó cửa hàng sẽ giao tận nơi với số lượng phù hợp hay trong các trường hợp đặc biệt.

Mọi chi tiết hay thắc mắc quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp tại cửa hàng ở địa chỉ trên hoặc thông qua số điện thoại :0775853897

Categories
AmThuc

ĐỆ NHẤT MÌ KÉO CẦN THƠ

Mì là một món ăn quen thuộc của tất cả mọi người. Tại một số gia đình Việt Nam nó không chỉ được sử dụng làm món ăn sáng mà ngày nay chúng còn được sử dụng như một bữa ăn chính trong gia đình và trong các quán ăn mì dường như ngày càng phổ biến nhưng xem chừng chúng không có gì khác biệt nhau. 

Hôm nay, thienhadenhat.com xin chia sẻ với các bạn cũng về một loại mì nhưng lại rất đặc biệt và “được lòng” thực khách trong thời gian gần đây đó là món mì kéo của quán Mì Kéo Đệ Nhất nằm tại số 12 Trần Văn Khéo, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.

Mì kéo hay mì kéo sợi là một loại mì sợi Trung Quốc. Mì kéo được tạo ra bằng cách xoắn, kéo dài và gấp bột thành sợi, sử dụng trọng lượng của bột, theo truyền thống thì chúng được làm bằng tay và sử dụng ở dạng mì tươi. Chiều dài và độ dày của các sợi mì phụ thuộc vào số lần bột được gấp lại. Nhưng đối với Đệ Nhất Mì Kéo thì lại thiên về cách làm và công thức của Hàn Quốc.

Tại Mì Kéo Đệ Nhất mì là sợi mì tươi được làm từ trứng và kéo bằng tay tại chỗ, mọi người đến thưởng thức sẽ được thấy đầu bếp hàng đầu kéo từng sợi mì trực tiếp rất hấp dẫn.

Quá trình làm bằng tay bao gồm lấy và nhào một cục bột và liên tục kéo dài nó để tạo ra nhiều sợi mì mỏng và dài. Có một số kiểu xoắn bột nhưng tất cả đều sử dụng cùng một khái niệm: một miếng bột được nhồi đi nhồi lại và tự gấp lại để sắp xếp bột và làm nóng bột để kéo dài. Sau đó, nó được lăn ra đến độ dày hoàn toàn khả thi và cắt thành các phần. Phần cuối của bột bắt đầu không bao giờ được sử dụng vì kết cấu glutens không được xếp thẳng hàng như phần giữa.

Bột này sau đó được kéo đến khoảng một sải tay. Người kéo sau đó tạo một vòng lặp với bột, nối hai đầu thành một khối bột và chèn các ngón tay của mình vào vòng lặp để giữ cho sợi không bị dính vào chính nó. Làm điều này, lực kéo đã tăng gấp đôi chiều dài của bột trong khi phân đoạn độ dày của nó. Quá trình này được lặp lại nhiều lần cho đến khi đạt được độ dày và số lượng mong muốn. Một số người kéo nhúng các sợi vào bột giữa các giai đoạn kéo dài để giữ chúng tách biệt. Khi bột được sử dụng, thường có một cú tát mì cuối cùng vào bản chuẩn bị để loại bỏ bột thừa, cũng đôi khi được dấy lên bụi bột để chống dính.

Quá trình làm ra sợi mì vô cùng công phu vậy các bạn có tò mò về độ ngon của nó không nè?

Thoạt nhìn tô mì đã khá đẹp mắt về cách trang trí, khi thưởng thức ngay lần đầu tiên bạn sẽ cảm nhận được sự khác biệt với các loại mì thông thường.Sợi mì dai nhưng không cứng mà mềm mại, cũng không biết là người kéo mì có công thức riêng hay sự khéo léo từ bàn tay kéo mì của người đầu bếp mà mì có hương vị rất riêng làm bạn ăn hoài vẫn không thấy ngán, nước lèo thần thánh đúng điệu chất người Hoa vị ngọt béo từ xương hầm, nước lèo trong không cặn.


Bên cạnh món mì kéo độc lạ này, thực khách còn có thể nếm thêm rất nhiều các món ăn khác mang hương vị Hàn Quốc với cách làm cũng như cách trang trí vô cùng tinh tế.

Nếu có dịp đến Cần Thơ, bạn nhớ ghé thưởng thức món mì kéo nơi đây một lần để xem những chia sẻ của thienhadenhat.com có đúng không bạn nhé!

Categories
DuLich

DU LỊCH CẦN THƠ VỀ CHIỀU

Sau những ngày làm việc bạn cần thời gian nghỉ ngơi hay những lo toan cuộc sống làm bạn muốn thư giản ở một không gian mới nhưng lại không có nhiều thời gian và chỉ rảnh vỏn vẹn trong 1 ngày. Nếu là ý định về Cần Thơ và lịch trình chỉ từ 17h đến 22h thì mình xin chia sẽ một vài địa điểm phù hợp để bạn có thể sắp xếp cho phù hợp bạn nhé!

Nếu bạn đã thuê phòng tại các khách sạn trên Đại Lộ Hòa Bình thì các bạn không cần chuẩn bị xe để di chuyển đâu ạ. Vì thời tiết buổi chiều khá mát mẻ, các bạn có thể vừa đi bộ tham quan lại vừa cảm nhận được nhịp sống của Cần Thơ từ lúc chiều về đêm.

Đầu tiên, vẫn như thường khi mình sẽ lo chăm sóc “cái bụng” trước khi đi tham quan nhé! Lần này địa chỉ mình muốn gợi ý cho các bạn là nhà hàng TOMATO tại số 54, đường Nam Kì Khởi Nghĩa, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Tuy là nhà hàng nhưng các món ăn nơi đây có giá rất hợp lý chỉ từ 49 nghìn đến 150 nghìn tùy theo từng món bạn gọi. Đặc biệt nhà hàng có tất cả các món Á- Âu nên không lo sẽ không có món nào phù hợp với khẩu vị bạn đâu nè. Nói thật, nhà hàng toàn món ngon thôi chủ yếu là các món Thái.

Sau khi đã  giải quyết xong bao tử  thì  và “thả lềnh bềnh” xuống Bến Ninh Kiều cách đó 15 phút đi bộ. Bến Ninh Kiều nay được người dân xứ Tây Đô gọi là công viên Ninh Kiều, là một bến nước, địa danh du lịch và văn hóa được hình thành từ thế kỷ 19. Bến Ninh Kiều, nơi nhìn ra dòng Hậu Giang dạt dào phù sa, nằm ở vị trí đắc địa, giao thoa hữu ngạn sông Hậu, ngay ngã ba sông Hậu và sông Cần Thơ, dọc theo con đường Hai Bà Trưng, trực thuộc phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.  Đến đây bạn có thể thư giãn bởi không khí trong lành mát rượi của gió từ sông Hậu và thả hồn theo vẻ đẹp thơ mộng của hàng liễu rủ của ánh đèn trên những chiếc du thuyền phản chiếu cả một vùng sông nước.

Sau khi “hít căng bụng” cái không khí của Bến Ninh Kiều mà vẫn cảm thấy đói thì ta lại tìm “lương thực” tiếp nhé! Cách Bến Ninh Kiều không xa là cái chợ Cổ bán những quà lưu niệm và đặc sản Cần Thơ nói riêng và của Việt Nam nói chung, nếu muốn bạn có thể dạo một vòng vào tham quan nhưng giá các sản phẩm ở đây hơi đắc nhé! Chủ yếu vẫn là tìm “lương thực” nè.

Đối diện với chợ Cổ là chợ Đêm Ninh Kiều, các bạn đừng nhầm lẫn với chợ đêm Trần Phú nhé! Tại chợ đêm có rất nhiều món ăn vặt cho bạn lựa chọn với giá từ 10 nghìn đến vài chục nghìn tùy số lượng và loại thức ăn bạn gọi nhé! Chủ yếu chỉ các món nướng và các món khô có thể “cầm, xách” đi được ấy. nói là món ăn vặt thôi chứ ngon “hú hồn” luôn và no căn đéc bụng cho mà xem. Sau khi chọn được một vài món thì “quải” cái túi “lương thực” lên cầu Đi Bộ thưởng thức nhưng đừng quên là không nên vứt rác luôn trên cầu nhé! Cũng đừng quên check in vài tấm ảnh thật đẹp  làm kỉ niệm nè! Bạn đừng lo về địa chỉ của cầu Đi Bộ vì nếu bạn đang ở bến Ninh Kiều thì đã trông thấy được cầu rồi nè.

Sau khi đi một vòng cầu đi bộ và check in này nọ thì cũng sắp 22h, bạn có thể về khách sạn để nghỉ ngơi!

Để đi tham quan theo lịch trình từ 17h đến 22h tại Cần Thơ, với các địa điểm như trên bạn chỉ cần chuẩn bị 400 nghìn đồng để thư giãn thả ga!

Categories
DuLich

DU LỊCH CẦN THƠ

Hè là khoảng thời gian để ba mẹ có thể đưa các bé đi du lịch và thư giản sau khoảng thời gian học tập mệt mỏi còn các bậc phụ huynh lại được “ké” một vài ngày xả stress. Đối với các bạn có nhiều thời gian thì rất thuận lợi nhưng còn các bạn chỉ được nghỉ phép vài ngày nhưng lại dự định đi nhiều nơi thì sao nhỉ? Lại là một vấn đề đau đầu đây. Nhưng mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng khi bạn muốn về Cần Thơ tham quan nhé vì Thienhadenhat.com đã giúp bạn lên kế hoạch rồi đây này! Giờ thì chỉ việc xách balo lên và …Về Cần Thơ thôi!

Đầu tiên bạn muốn tham quan thì phải chuẩn bị về phương tiện đi lại nè!

Nếu đã có phương tiện đi lại thì dễ dàng nhưng nếu chưa có bạn có thể chọn cách sử dụng taxi (đi nhóm) hoặc thuê xe máy với giá từ 120 nghìn đồng đến 200 nghìn đồng/ chiếc/ ngày. Tại Cửa hàng xe máy Anh Phong số 4/32 Mậu Thân, phường Xuân Khánh , quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.

Nếu bạn đã có mặt tại Cần Thơ vào lúc 8h và bắt buộc phải kết thúc chuyến tham quan vào lúc 18h.

Đầu tiên mình sẽ chọn một địa chỉ ăn sáng để lấy năng lượng cái đã mình sẽ chọn địa điểm tại phở Z 586 tại số 279 đường Nguyễn Văn Linh phường Hưng Lợi quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Mình chọn quán phở này vì giá cả phù hợp chỉ từ 35 nghìn đồng đến 60 nghìn đồng nhưng phở ngon, nước đậm đà và thịt lại nhiều, dễ ăn và vừa thưởng thức vị ngon lại vừa căng bụng chuẩn bị đến địa điểm tham quan.

Sau khi ăn sáng xong tầm 9h00 bạn có thể lên xe và vèo vèo đến khu du lịch Ông Đề. Bạn sẽ mất khoảng 30 phút để di chuyển đến tổ 26, ấp Mĩ Ái, tỉnh lộ 923, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ.

Khi tham quan tại đây, bạn chỉ cần mất phí vào cổng là 50 nghìn đồng/vé bạn đã có thể vừa tham quan, vừa chơi trò chơi. Nhưng để thuận tiện hơn và nhập vai người miền tây chính hiệu , mình nghĩ bạn nên thuê một đồ bà ba với giá 30 nghìn đồng/ bộ và sau đó tha hồ quẩy tưng bừng với các trò như: Đạp xe qua cầu ván, Chơi trò chơi team building, Cuộc đấu giữa cầu ván,…

Sau khi tham gia một vài trò chơi và lúc này đã là 12h30 thì bụng đã bắt đầu đói cồn cào  chúng ta nên ăn trưa và nghỉ ngơi một chút với các món dân giả và đậm chất miền tây như: Lẩu mắm, các món nướng bánh xèo…với giá trung bình từ 100 nghìn đồng đến 200/người (nếu đi nhóm gọi chung và chia ra thì giá sẽ rẻ hơn rất nhiều) …..Nếu “bụng no và mắt hí” bạn có thể chọn cho mình các quán cà phê võng gần đấy với giá tối đa chỉ 50 nghìn đồng “đánh một giấc” tầm 30 phút cho tỉnh táo sau đó là tiếp tục hành trình.

Nghĩ một giấc lấy lại năng lượng thì cũng khoảng 16h vẫn còn 2 giờ nữa mới hết thời gian dự định  nên tiện đường bạn nên ghé sang Thiền Viện Phương Nam tham quan chút nè! Thiền Viện Phương Nam nằm tại ấp Nhơn Mĩ, xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ. Đây là một trong những công trình Phật giáo lớn nhất ở Tây Nam Bộ (Tham quan nơi đây bạn sẽ không mất phí mà còn nhận lại sự bình yên trong tâm hồn nữa).

Tham quan xong Thiền Viện thì thì đồng hồ cũng vừa báo đến 17h30 cũng vừa đúng thời gian dự định quay về vì bạn còn mất khoảng 30 phút để gửi lại xe và thu xếp “hành lí” quay về nhà. Ước tính tổng “thiệt hại” cho chuyến đi lần này sẽ là 350 nghìn đồng/người ( nếu đi nhóm thì chi phí có thể rẻ hơn).

Hi vọng những thông tin mình vừa chia sẻ có thể giúp một phần nào đó để các bạn có những thông tin bổ ích cho chuyến tham quan của bạn nhé!

Categories
News

Người phụ nữ Bắc Giang học hết lớp 3 trở thành ‘đại gia chân đất’

Người phụ nữ Bắc Giang học hết lớp 3 trở thành ‘đại gia chân đất’ – Báo VietnamNet Bà Thủy đi chân đất từ phía cuối xưởng lên tiếp chúng tôi. Vừa mời khách vào, bà vừa giải thích phải giám sát công nhân liên tục, không lại làm láo báo cáo hay.

Tay cầm phích nước, đầu đội chiếc nón đã cũ sờn, bà Trần Thị Thủy đi chân đất từ phía cuối xưởng lên tiếp chúng tôi. Vừa mời khách vào, bà vừa giải thích “phải giám sát công nhân liên tục, không lại làm láo báo cáo hay”.

Chỉ vào suất quà đặt trên bàn, bà khoe công ty chuẩn bị đi tặng quà cho các bà mẹ Việt Nam anh hùng, người già neo đơn – một hoạt động thiện nguyện thường xuyên của bà.

Khi được đề nghị chia sẻ về cuộc đời mình, người phụ nữ 62 tuổi (quê Lạng Giang, Bắc Giang) nói rằng, cuộc đời bà là chuỗi những đoạn đường đau khổ nhưng không ngừng vươn lên.

Giống như hầu hết gia đình nông thôn khác, bà Thủy sinh ra trong một gia đình nghèo có 9 người con. Bà học chưa hết lớp 3 – vừa đủ để biết đọc biết viết thì phải nghỉ học. Sau đó, bà đi lấy chồng theo sự sắp đặt của gia đình.

Sinh được bốn người con, hằng ngày ngoài công việc đồng áng, bà đi mò cua, bắt ốc, ai thuê gì làm nấy, chỉ để có tiền bữa rau bữa cháo nuôi con qua ngày.

Cuộc đời bà thay đổi sau một sự việc bất ngờ. Khoảng năm 1980, gần nhà bà xảy ra một vụ tai nạn xe máy, nạn nhân là hai người thanh niên. Thương tình, bà dìu họ vào nhà cứu giúp. Trong nhà chỉ còn mấy bơ gạo và con gà ngoài vườn, không suy nghĩ nhiều, bà nấu cơm, làm thịt gà đãi khách.

Sáng hôm sau, một trong hai người dúi vào tay bà một xấp tiền, bảo “chị cầm mua gạo cho các cháu”. Dù nghèo, bà nhất quyết từ chối.

Mấy hôm sau, mẹ của hai thanh niên từ Lạng Sơn xuống tận nhà bà cảm ơn. Họ mua chăn màn, quần áo, nhu yếu phẩm tặng mẹ con bà và nhận bà Thủy làm con nuôi.

Gia đình ở Lạng Sơn mời mấy mẹ con bà lên nhà chơi. Theo mẹ nuôi ra chợ, bà thấy trên này cái gì cũng đắt gấp 3, gấp 5 quê mình. Bà nảy ra ý định đưa rau củ ở quê lên đây bán. Từ mớ rau lang, về sau bà mang cả cua, hến, gà, lợn từ Lạng Giang (Bắc Giang) lên Lạng Sơn bán. Được gia đình mẹ nuôi giúp đỡ, bà buôn bán ngày càng thuận lợi.

Tay chỉ vào mảnh đất dưới chân, bà bảo: “Tại sao tôi lại mua mảnh đất này? Bởi vì tôi lập nghiệp từ lòng sông này. Nơi đây chính là nơi tôi đã mò cua, bắt ốc thời trẻ”.

Cứ thế, đến năm 1990, bà có 100 triệu đồng trong tay. Bà quyết định cầm số tiền ấy đi mua xe tải để chở hàng.

Từ quê lên phố mua ô tô, xách túi tiền lo bị cướp, bà buộc tiền khắp người, từ chân lên đến cổ, rồi mặc áo mưa để che đi. Trời nắng chang chang, thấy bà ăn mặc thế, ai cũng bảo bà bị điên.

Bà hỏi đường, tìm đến một đại lý bán xe ở cầu Đuống (Hà Nội). Sợ người ta bắt nạt mình dân quê, bà không hỏi mua xe ngay, mà lăng xăng quét dọn ở đó để dò la giá cả.

“Khi tôi đang quét dọn lăng xăng ở đấy thì ông chủ ra quát “Con kia, ai bảo mày quét?”. Tôi đáp: “Con thấy bẩn thì con quét cho ông. Con không lấy tiền đâu”. Ông chủ lại bảo: ‘Tao không có tiền thuê người quét dọn’. Nhưng bà cứ thế lao vào dọn dẹp trong tiếng lẩm bẩm của ông chủ: ‘Sáng sớm ra đã gặp ngay con dở hơi’.

Đến bữa cơm, ông chủ mời nhưng bà không ăn mà chỉ chăm chăm đi theo những người mua xe. Quan sát cả buổi, thấy một chiếc xe ưng ý, bà mới ướm thử ý ông chủ: “Ông ơi, cái xe này đẹp nhỉ!”. Ông chủ thấy thế tuyên bố: “Mày mà có tiền, ông bán cho mày cái xe này bằng giá nhập”. “Bao nhiêu hả ông?” “Đúng 78 triệu ông mua từ nước ngoài về, chưa có thuế”.

Nghe vậy, bà bảo ông chủ: “Quân tử phải nhất ngôn ông nhé!”. Ông chủ xe lúc ấy vẫn tưởng bà có vấn đề về thần kinh nên quyết không tin. Ngay lập tức, bà cởi áo mưa, lấy dao cắt từng túi tiền trên người. Ông chủ lúc ấy mới ngã ngửa.

Nghe bà kể lại câu chuyện lập nghiệp của mình, ông bảo: “Đây đúng là một bài học cho ông. Ông tin mày nhất định làm nên sự nghiệp”.

Ông cũng cho người lái xe về tận nhà cho bà. Năm ấy, ô tô là một thứ xa lạ với người dân quê, nên khi xe về tới nhà, cả làng ùa ra xem ô tô nhà bà Thủy.

“Đến cả bố mẹ, anh chị em tôi cũng không tin vào mắt mình. Cả nhà hỏi tôi lấy tiền đâu ra mua xe. Tôi bảo những năm qua tôi lặn lội 90 cây số đi đi về về Lạng Sơn – Bắc Giang để buôn bán nên mới tích cóp được số tiền ấy. Tiền lãi tôi âm thầm chôn dưới gầm giường và gốc cây ngoài vườn. Khi ướm chừng đã đủ mua xe, tôi mới đào lên”.

Đến bây giờ, khi đã có trong tay 100 chiếc xe tải chở hàng khắp trong Nam ngoài Bắc, bà vẫn còn nhớ như in câu chuyện về chiếc xe tải đầu tiên thời lập nghiệp.

Khi đã có xe, công việc buôn bán của bà ngày càng thuận lợi. Bà không phải phụ thuộc vào xe khách để vận chuyển hàng nữa, mà cứ khi nào gom đủ hàng là bà lại lên Lạng Sơn. Thấy chuyến về xe đi không lãng phí, bà thu gom phế liệu từ Lạng Sơn, chở về Bắc Ninh bán.

Đi nhiều, bà biết có một nhà máy sản xuất bình phun thuốc trừ sâu từ rác thải nhựa tái chế, bà tò mò muốn học theo.

Chia sẻ với bố nuôi về một nơi “biến rác thành tiền”, bà quyết định xin vào đây làm công nhân để quan sát, học nghề. Ban đầu, bà chỉ được giao làm việc vặt. Nếu như người ta chỉ làm 8-10 tiếng rồi về, thì bà làm việc không quản ngày đêm. Không chỉ làm tốt công việc của mình, bà còn chạy sang làm cả công việc của người khác. Bà cũng tự nguyện dọn dẹp nhà vệ sinh, giặt giũ, đánh giày dép cho các chuyên gia. Thấy bà nhanh nhẹn, chăm chỉ, cả nhà máy ai cũng quý.

Sau 3 năm, bà về Bắc Giang mở nhà máy sản xuất bình phun thuốc trừ sâu trên miếng đất mò cua, bắt ốc ngày xưa.

2 năm sau, hai vợ chồng bà đường ai nấy đi. Công ty lại đứng tên chồng. Trước nguy cơ mất trắng gia sản, bà suy sụp đến mức nhiều lần nghĩ đến chuyện tự tử.

Đêm 30 Tết, bà viết thư tuyệt mệnh rồi lên tầng 2 định nhảy xuống. Bỗng dưng bà nhận thấy mình mà chết bây giờ thì thật vô nghĩa.

Cha mẹ nuôi khuyên bà đủ cách, bảo bà đưa con lên Lạng Sơn sống, làm lại từ đầu. Nhưng bà từ chối và nói “con ngã ở đâu sẽ đứng lên ở đó”.

Bà lại quay về chở hàng đi buôn khắp nơi. Năm 2012, sau nhiều lần hầu tòa để đòi lại tài sản, bà chính thức được giao lại công ty.

Cùng với việc quản lý xưởng sản xuất bình bơm, bà lấn sân sang ngành vận tải và xuất khẩu nông sản. Đến nay, công ty bà đã có 3 xưởng sản xuất với gần 300 công nhân. Nhà máy và văn phòng công ty nằm trên mảnh đất rộng 12.000m2 ở mặt đường quốc lộ 1A.

Trong kinh doanh bà coi trọng chữ tín, đã hứa là phải làm và phải làm cho đúng.

Trên chiếc bàn tiếp khách duy nhất ở văn phòng, phía dưới tấm kính lót bàn là những tờ giấy cam kết, bản kiểm điểm, có tờ được viết cách đây cả chục năm. Ở đó, có cả bản kiểm điểm của con trai bà khi mắc lỗi, có cả tờ xác nhận của phía ngân hàng đã làm sai sót, thậm chí có cả giấy xác nhận của nhà hàng xóm là con gà vô tình lạc sang nhà bà, chứ không phải bà ăn cắp.

Trên tường, bà treo những lời răn “10 lý do nghèo”, “10 lý do giàu” để răn dạy các con và những người làm công cho mình.

Bà tự nhận mình là người nóng tính nhưng có thưởng phạt rõ ràng. Các con bà nếu làm sai cũng phải chịu trách nhiệm.

Có lần anh con trai cả ham chơi bị bà bắt gặp, ngay lập tức bà gọi người thanh lý mấy chục chiếc xe tải, chịu giá lỗ một nửa. Một hàng dài xe tải mà bà đầu tư cho anh cứ thế nối đuôi nhau ra khỏi công ty, khiến anh sợ “xanh mặt”. Không còn xe, anh phải đi làm thuê như những người khác. Mấy năm sau, thấy con đã biết hối lỗi, bà mới rót vốn tiếp để anh làm ăn.

Dắt chúng tôi đi tham quan nhà xưởng, bà đội chiếc nón lá, mặc áo bà ba nâu, chân đi đất. Bà giải thích “quanh năm tôi đi chân đất, mãi thành quen”.

Suốt mấy chục năm làm chủ doanh nghiệp, không ít lần bà khiến các đối tác ngã ngửa vì tưởng bà là người làm công. Có lần, một nhóm người đến công ty làm việc, thấy bà đang quét dọn ở sân, một cậu cất tiếng hỏi “cô cho cháu hỏi bà Thủy giám đốc” thì bị người đi cùng quát, “Dốt, đi hỏi bà lao công làm sao người ta biết!”.

Trong một chuyến hàng quan trọng khác, bà trực tiếp ngồi lên xe tải đi giao hàng cùng anh em. Suốt quãng đường, khách không hề biết người phụ nữ đi cùng là bà giám đốc. Mãi đến khi về công ty, khi vị khách hắng giọng “gọi bà Thủy ra đây”, bà mới đưa hóa đơn ra, đóng dấu và ký tên. Vị khách sững người, ngại ngùng xin lỗi bà.

Bà bảo, trước đây bà sống như thế nào thì bây giờ vẫn vậy. Cơm bà ăn chung mâm cùng công nhân. Công nhân ăn gì, bà ăn nấy.

Ở công ty, ai cũng quen với hình ảnh đó của bà Thủy. Nhưng mỗi khi có dịp đi đến những nơi sang trọng, trang nghiêm, bà cũng vẫn giữ nguyên hình ảnh ấy, không ít lần khiến người ta “sốc”.

Thậm chí, có lần một người quen đã giận bà vì ăn mặc quá đơn sơ, xuất hiện với tư cách một chủ doanh nghiệp được ông mời tới chia sẻ. Bà đã nhã nhặn xin lỗi và nói một câu với người anh rằng: “Dù em có là ai thì em vẫn mãi là người con gái thôn quê”.

Theo bà, “cái quý nhất ở người phụ nữ là bản chất không thay đổi”.

Có những người sau nhiều năm làm việc với bà đã nhận xét: “Chưa thấy một người phụ nữ nào vừa nghị lực, quyết liệt mà vẫn mềm dẻo đầy chất phụ nữ như chị”.

Bà bảo, phụ nữ làm kinh doanh, bà coi đó là một thuận lợi. “Bởi ít người đàn ông nào có khả năng nhẫn nhịn, khéo léo bằng phụ nữ”.

Khi được hỏi điều gì quan trọng nhất giúp bà có được cơ nghiệp ngày hôm nay, bà nói: “Tôi chẳng có bí quyết gì cả, chỉ có tấm lòng biết dang tay ra với mọi người. Tôi cho đi và được nhận lại sự giúp đỡ, tin tưởng của mọi người”.

Suốt mấy chục năm làm kinh doanh, bà đã góp tiền xây 25 ngôi nhà đại đoàn kết, tặng hàng trăm nồi cơm điện, chăn ấm cho người nghèo 4 xã trong huyện Lạng Giang.

Trước kia, bà nhường căn nhà đang sống để làm nơi chăm sóc gần 50 trẻ em nghèo, con phụ nữ đơn thân. Hằng năm, bà vẫn tổ chức những chuyến đi tặng quà cho các bà mẹ Việt Nam anh hùng tỉnh Bắc Giang, người già neo đơn.

Khi dịch Covid-19 bùng phát, bà quyết định tặng 50 tấn gạo cho các điểm cách ly ở 3 tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Ninh Bình.

Ban đầu, khi bà đề xuất ý kiến, chỉ có 50% anh em công ty đồng ý với bà. Sau khi ra sức thuyết phục, bà nhận được 100% cánh tay của những chiến hữu đã gắn bó với bà suốt nhiều năm qua.

“Bắc Giang và Lạng Sơn là quê hương của tôi. Còn Ninh Bình là mảnh đất có nhiều ý nghĩa với cuộc đời tôi. Đó là nơi nối liền Bắc – Trung, nơi tôi đi qua mỗi chuyến giao hàng trong Nam ngoài Bắc”.

Bà bảo, chết đi là về với cát bụi, chẳng ai có thể mang theo tiền. Nhiều người gọi bà là “bà Thủy hâm”, bà cũng chỉ cười.

Thấy trong mọi bức ảnh, bà đều mặc bộ trang phục bà ba màu nâu, chúng tôi hỏi có phải bà theo đạo Phật và thường xuyên đi chùa? Bà nói, bà chỉ lên chùa 1 lần duy nhất vào thời điểm bà tuyệt vọng vì mất hết cơ nghiệp. Bà cười bảo, bà không có thời gian đi chùa. Nếu có, cũng chỉ để vãn cảnh. “Phật là ở trong tâm mình, chứ không phải vì hay đi chùa mà có được”.

“Còn trang phục bà ba, tôi có vài chục bộ để mặc hằng ngày. Mặc đồ ấy, tôi thấy thoải mái và tự tin nhất”.

Cách đây 5 năm, bà trải qua ca phẫu thuật tim, không biết sống chết ra sao. Trên giường bệnh, bà viết di chúc để lại toàn bộ tài sản cho các tổ chức từ thiện. May mắn, bà thoát cơn hiểm nghèo nhưng đến giờ bà vẫn giữ ý định đó.

“Tôi không để lại cho các con nhiều tiền. Tôi chỉ để lại cho chúng ý chí vươn lên trong cuộc sống, lòng bao dung, biết sẻ chia với mọi người”.

Nguồn: Baomoi.com

Categories
DuLich

TẮM CỒN TÂN LỘC

Về xứ cù lao cách trung tâm TP Cần Thơ hơn 40km, cù lao Tân Lộc (phường Tân Lộc, quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ) thu hút du khách với những vườn trái cây trĩu quả, những ngôi nhà cổ kính và nếp sống thân tình, mộc mạc của người dân Tây Nam bộ. Về cù lao, du khách sẽ có những trải nghiệm thú vị của “Hòn đảo ngọc” đang trên đà phát triển du lịch. Không chỉ vậy, Cù Lao Tân Lộc còn nổi tiếng với nhiều lễ hội thú vị trong đó có lễ hội tắm cồn được đông đảo bạn trẻ hưởng ứng hàng năm.

Nhiều du khách đã có dịp thưởng thức cái gọi là thú “Tắm biển”, “tắm suối nước nóng”, “Tắm hơi”, “tắm bùn” . Tuy nhiên “tắm cồn” là thú tắm đặc biệt ít tốn kém lại rất thú vị chỉ có ở cù lao Tân Lộc Thốt Nốt.

“Tắm cồn” là cách gọi tự nhiên của bà con miệt vườn để chỉ thú vui tắm trên sông nước cù lao, điểm đặc biệt ở đây là du khách vừa tắm vừa “thể hiện đam mê âm nhạc”.

Phù sa sông Mekong bồi đắp tạo nên những ốc đảo xanh tươi người ta gọi đó là cồn, có người còn gọi là cù lao. Ven các cù lao có những bãi cát vàng mịn được người dân nơi đây chọn làm bãi tắm. Từ thế hệ này đến thế hệ khác, tắm cồn đã trở thành lễ hội, đông vui nhất là vào dịp tết Đoan Ngọ, mùng 5 tháng 5 âm lịch.                 
Hàng năm vào dịp Tết Ðoan Ngọ ( mùng 5 tháng 5 âm lịch) tại Cù lao Tân Lộc Lúc khoảng 13h – 16h giờ chiều khi con nước ròng, những bãi cù lao nổi lên,hàng ngàn người từ những vùng lân cận cù lao, đặc biệt là những trai gái trong vùng lũ lượt kéo nhau đến đây để tắm cồn. Hàng trăm ghe thuyền chạy ngược chạy xuôi náo nhiệt cả một khúc sông. “Ai đi tắm cồn mà chưa bắt ốc gạo thì chưa thưởng thức hết cái thú tắm cồn !”.
Theo một số người dân địa phương đã định cư lâu đời nơi đây cho biết cách bắt ốc gạo như sau : lặn xuống nước lấy tay gom ốc lại mà bắt. nếu lặn không được thì lấy chân cào rồi dùng hai ngón chân kẹp ốc lên, Thật vậy vừa tắm vừa bắt ốc thật là vui, do vị trí thuận lợi với cát bồi bao phủ quanh năm, nước ở cù lao là nước từ sông Sông Hậu nên du khách có thể tự do tung tăng trên sông nước cả ngày mà không ai biết chán.

Du khách có thể chế biến món đặc sản ốc gạo hấp ngay tại chỗ nếu có đem theo bếp gas và nước mắm đã làm sẵn. Ngoài ra, các bạn trẻ còn mang theo các “dàn nhạc di động” vừa tham gia lễ hội tắm cồn cũng vừa là lễ hội âm nhạc. Sau khi tắm xong mọi người có thể nghỉ ngơi và thư giản trên bãi cồn nhắm nháp các loại hải sản được mang theo. Không khí náo nhiệt vui tươi trong lễ hội làm cho mọi người tham gia cũng quên đi bao muộn phiền sau nửa năm làm lụng vất vả mệt nhọc.

Nếu có dịp về cù lao Tân Lộc đúng vào ngày lễ này thì hãy hòa mình vào lễ hội này bạn nhé! Và nếu thấy thú vị hãy chia sẻ với bạn bè được biết đến lễ hội đặc biệt này bạn nhé!

Categories
Charity

XIN HÃY CHO ĐI

“Cho đi là còn mãi” là thông điệp mà Charity muốn gửi đến các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm hãy chia sẻ và giúp đỡ cho hoàn cảnh khó khăn của chị Hương.

Hoàn cảnh của chị Hương vô cùng khó khăn về kinh tế và ảnh hưởng đến tính mạng.

Được biết, chị Hương hiện tại 45 tuổi, chị chưa có gia đình, hiện đang trú ngụ tại : 13/9a kv1- đường Lê Hồng Phong, hẻm 1, phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ.

Hiện trạng chị Hương đã bị bệnh tiểu đường 13 năm, Giờ chuyển sang bệnh suy thận nặng. Giai đoạn cuối 4 năm nay, một tuần chị phải chạy thận 3 lần vào các ngày 3-5-7. Trên cơ thể chị hiện tại đang loang lỗ những phần thịt bị thủng và chảy mủ vì biến chứng của bệnh tiểu đường làm cho vết thương không lành.

Càng đau đớn hơn khi hiện tại chị không có đủ điều kiện để nhập viện điều trị nên  phải về nhà nằm , đến ngày chạy thận thì lại vào bệnh viện .Tối Thứ 7 vừa qua,sau khi chạy thận về chị bị sốt nhưng không giảm, đến 4h sáng chủ nhật gia đình đã đưa chị vào bệnh viện cấp cứu. Hiện tại chị nằm phòng chăm sóc đặc biệt thở oxy và không cho người nhà vào và được bác sĩ thông báo tình hình là sức khỏe chị rất yếu, các bác sĩ đang cố gắng hết sức.

Hi vọng những chia sẻ về hoàn cảnh của chị Hương sẽ được các nhà hảo tâm biết đến và nhận được sự hỗ trợ giúp đỡ của anh chị bà con xa gần để chị có động lực điều trị và gia đình chị bớt đi một phần gánh nặng.

Chính sự sẻ chia của các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân và bà con cô bác gần xa như một sự tiếp sức hay một phần nào đó mang lại sự công bằng cho những mảnh đời bất hạnh.

Các nhà hảo tâm, mạnh thường quân muốn giúp đỡ có thể liên hệ trực tiếp qua số điện thoại:

0778113695( chị 5) chị của chị Hương.

Categories
AmThuc

MƯU SINH TUỔI XẾ CHIỀU

Ăn mặc lịch sự, nói chuyện rất ôn hòa, hiền hậu là hình ảnh quen thuộc của ông lão bán gỏi đu đủ khô bò mà bất cứ ai một lần ghé qua số 1 Đại Lộ Hòa Bình trước Bảo Tàng Cần Thơ, thuộc phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.

Mặc dù gỏi đu đủ khô bò là món khoái khẩu của các bạn trẻ và dù cho người bán có ăn mặc lịch sự , nói chuyện  ôn hòa  và gỏi đu đủ lẫn khô bò rất ngon, rất vệ sinh nhưng có lẽ chính vì đã già, ông không đủ sự huyên náo để thu hút sự chú ý của người mua,  hàng quán lại không có mà phải bán trên lề đường món ăn tưởng chừng như đắc hàng ấy lại chẳng được nhiều người ủng hộ.

Với cái tuổi xế chiều, đáng lí ra sẽ được sự phụng dưỡng từ con cháu thế nhưng mỗi tối ông cụ vẫn chặt vặt với chiếc xe gỏi đu đủ khô bò để mưu sinh nhưng lại thưa người ghé!

Mỗi ngày, ông  bán từ 19h-21h có hôm thì bán đến 22h chỉ được 15 hộp gỏi, mỗi hộp ông  bán 20 nghìn đồng.

Cuộc sống của ông luôn vất vả và  chưa bao giờ là dễ dàng ấy vậy mà ông luôn lạc quan và vui vẻ! Ngoài bán gỏi đu đủ khô bò, ông còn nhận dạy kèm tiếng hoa cho những ai đang có nhu cầu cần học với phí rất phù hợp.

Các bạn Cần Thơ ơi, nếu có đi ngang Đại Lộ Hòa Bình ngay mobi phone, đối diện Cà Phê Bảo Tàng mọi người ủng hộ ông  một hộp nhé, có khi ăn rồi các bạn lại nghiện ấy! Hãy chia sẻ để có thêm nhiều người ủng hộ ông  mọi người nhé !

Categories
News

ĐỀ XUẤT 1 VỢ NHIỀU CHỒNG



‘Làm cơm cho ba chồng cũng không tốn thời gian hơn làm cơm cho hai chồng là mấy’, vị giáo sư nêu quan điểm.

Tỷ lệ sinh ở mức rất thấp, tiềm ẩn một sự khủng hoảng nhân khẩu học có thể làm trì trệ sự phát triển kinh tế trong nhiều thập kỉ tới, mặc dù chính quyền đang thực hiện các chính sách để khuyến khích sinh đẻ 2 con.

Mới đây một giáo sư kinh tế tại Đại học, đã đưa ra một giải pháp gây tranh cãi là cho phép phụ nữ cưới nhiều chồng, theo đó sẽ sinh thêm nhiều con hơn.

Lý giải điều này, ông cho biết: ‘Tôi sẽ không đề xuất chính sách đa phu nếu tỉ lệ giới tính không bị mất cân bằng nghiêm trọng như vậy. Tôi không khuyến khích đa phu, tôi chỉ gợi ý rằng chúng ta có thể cân nhắc tới lựa chọn đó trong bối cảnh tỉ lệ giới tính đang trở thành vấn đề lớn đối với quốc gia này’.

Để giải quyết vấn đề nam giới ‘dư thừa’, vị giáo sư này cho biết: ‘Nếu hai người đàn ông cùng tự nguyện cưới một người vợ và người phụ nữ này cũng đồng ý, vậy thì xã hội đâu có lí do gì để cấm họ?’.

Ông không phủ nhận lợi thế của cuộc hôn nhân hai người, ví dụ như nó sẽ mang lại mối quan hệ lâu dài và đem lại lợi ích cho sự phát triển và giáo dục của trẻ nhỏ. Tuy nhiên xét trên sự mất cân đối trong tỉ lệ giới tính, theo ông có lẽ cho phép hợp pháp hóa đa phu là chuyện cần thiết.

‘Làm cơm cho ba chồng cũng không tốn thời gian hơn làm cơm cho hai chồng là mấy’, ông nói.
Đã áp dụng chính sách một con trong suốt 36 năm qua. Đây là một phần trong chiến lược thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và mức sống của người dân.

Chính sách này đem lại hiệu quả, trong đó có khoảng dưới 40 tuổi. Tuy nhiên, do xu hướng thích con trai và phá thai nếu biết là giới tính nữ đã khiến số lượng nam giới tăng vọt và số nam nhiều hơn nữ tới 34 triệu người.

Chưa kể, phụ nữ thời hiện đại có xu hướng trì hoãn hôn nhân, chỉ sinh một con hoặc không sinh con và điều đó trở thành ‘quả bom về nhân khẩu học’.

Nhận thức về vấn đề dân số đang có sự chênh lệch lớn, năm 2015, và đã bắt đầu đảo ngược chính sách một con, nhưng gần như không đạt được bất kì hiệu quả nào. Nữ giới ngày càng muốn tự gây dựng sự nghiệp, và nhiều người thà đầu tư hết các nguồn lực để cho một con còn hơn chia sự quan tâm và đầu tư cho hai con trở lên.

Bài viết của vị giáo sư đã gây chấn động trên mạng xã hội. Nhiều phụ nữ đã không đồng ý với đề xuất này.

Tuy nhiên, vị giáo sư vẫn tiếp tục đưa ra các quan điểm mới về vấn đề dân số. Trong bài viết tiếp theo, ông sẽ đề xuất hợp pháp hóa ngành ɱạɨ dâм để ‘giải quyết nhu cầu của nam giới’giữa bối cảnh việc tìm kiếm người kết hôn ngày càng trở nên khó khăn .

Nguồn : copy