Categories
Healthy-Beauty

NGUY HIỂM BỆNH BẠCH HẦU

Chúng ta luôn có những thói quen đó là chỉ quan tâm hay ra sức phòng tránh các căn bệnh lạ, khi nó ở mức cảnh báo hoặc lây lan trên diện tích rộng, nhanh chóng mà lơ là với những căn bệnh có các chịu chứng thông thường như ho, khó thở hay nóng sốt,…Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến việc bệnh  nhân không được chữa trị kịp thời hay mọi người thiếu ý thức cảnh giác mà dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

Bệnh Bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính ở tuyến hầu họng, thanh quản, mũi. Tình trạng nhiễm trùng ở đường thở trên hay vùng mũi hầu tạo nên lớp màng xám, mà khi hiện diện tại vùng thanh quản hay khí quản, có thể gây ra thở rít và tắc nghẽn. Bị ở mũi có thể làm trẻ chảy máu mũi. Độc tố bạch hầu gây liệt cơ, viêm cơ tim, dẫn đến tử vong.

Ở một số người, nhiễm vi khuẩn bạch hầu gây ra chỉ gây ra các triệu chứng bệnh nhẹ hoặc không có dấu hiệu và triệu chứng rõ ràng nào cả. Những người bị nhiễm bệnh nhưng vẫn không biết về căn bệnh của mình được gọi là người mang bệnh bạch hầu (carriers of diphtheria), bởi vì họ có thể lây truyền bệnh cho cộng động mà không có triệu chứng bị bệnh.

Biểu hiện của bệnh thường là: Viêm họng, mũi, thanh quản; họng đỏ, nuốt đau; người bệnh da xanh, mệt, nổi hạch ở dưới hàm làm sưng tấy vùng cổ. Khi khám thấy có giả mạc ở các khu vực có triệu chứng bệnh.

Thời gian ủ bệnh của bệnh từ 2- 5 ngày, có thể lâu hơn. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp do tiếp xúc với người bệnh hoặc người lành mang vi khuẩn Bạch hầu. Bệnh còn có thể lây do tiếp xúc với những đồ vật có dính chất bài tiết của người bị nhiễm vi khuẩn Bạch hầu.

Dịch bạch hầu bùng phát không theo mùa rõ rệt, chỉ cần có nguồn bệnh sẽ lây nhiễm. Khi bệnh nhân ho hoặc hắt hơi, vi khuẩn phát tán ra xung quanh theo đường không khí và lây bệnh cho người lành. Ngoài ra tiếp xúc qua da khi bị trầy xước cũng dẫn đến lây lan vi khuẩn bạch hầu.

Bạch hầu có tỷ lệ tử vong ca bệnh cao, khoảng 5-17% đối với nhóm chưa tiêm vaccine, kể cả những người được chăm sóc và điều trị đầy đủ.

Để phòng bệnh bạch hầu, chúng ta cần thực hiện vệ sinh tốt như: Nhà ở, nhà trẻ, lớp học phải thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng. Tại nơi từng có ổ dịch bạch hầu cần tăng cường giám sát, phát hiện các trường hợp viêm họng giả mạc. Nếu có điều kiện thì xét nghiệm bệnh nhân cũ và những người lân cận để tìm người lành mang vi khuẩn bạch hầu.

Đặc biệt, cách phòng bệnh Bạch hầu hữu hiệu nhất là tiêm vắc xin phòng bệnh. Các địa phương cần tổ chức tiêm vắc xin bạch hầu đầy đủ theo Chương trình tiêm chủng mở rộng. Nếu có điều kiện thì khoảng 5 năm tiến hành đánh giá tiêm chủng một lần hoặc thực hiện đánh giá tình trạng miễn dịch bạch hầu trong quần thể trẻ em.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *